Giải Bài 26: Trên các miền đất nước VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chép lại các câu thơ nói về. Viết lại những tên riêng được nhắc đến trong bài đọc. Viết tên 2 – 3 tỉnh hoặc thành phố mà em biết. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống. Điền tiếng chứa iu hoặc iêu vào chỗ trống. Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích. Điền các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5 vào chỗ trống. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo thành câu giới thiệu. Viết một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở. Viết tên đồ vật dưới mỗi hình. Viết 4 – 5 câu giới thiệu một

    Câu 1

    Chép lại các câu thơ nói về:

    a. Xứ Nghệ

    b. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    c. Đồng Tháp Mười

    Phương pháp giải:

    Em đọc lại bài đọc và chép lại các câu thơ theo yêu cầu.

    Lời giải chi tiết:

    a. Xứ Nghệ

    Đường vô xứ Huế quanh quanh

    Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

    b. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

    c. Đồng Tháp Mười

    Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

    Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.


    Câu 2

    Viết lại những tên riêng được nhắc đến trong bài đọc.

    Phương pháp giải:

    Em đọc lại bài đọc và tìm những tên riêng trong đó.

    Lời giải chi tiết:

    Những tên riêng được nhắc đến trong bài đọc là: Việt Nam, Phú Thọ, Bắc, Vua Hùng, Giỗ Tổ, Mười, Ba, Huế, Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Trung, Nam.


    Câu 3

    Viết tên 2 – 3 tỉnh hoặc thành phố mà em biết.

    Phương pháp giải:

    Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.

    Lời giải chi tiết:

    Tên tỉnh, thành phố: Nghệ An, Đà Nẵng, Kiên Giang, Cà Mau,…


    Câu 4

    a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.

    Bà còng đi …ợ …ời mưa

    Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.

    Đưa bà đến quãng đường cong

    Đưa bà vào tận ngõ …ong nhà bà.

    (Ca dao)

    b. Điền tiếng chứa iu hoặc iêu vào chỗ trống.

    Phương pháp giải:

    Em đọc các câu thơ và quan sát kĩ các bức tranh để điền chữ, tiếng còn thiếu vào chỗ trống

    Lời giải chi tiết:

    a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.

    Bà còng đi chtrời mưa

    Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.

    Đưa bà đến quãng đường cong

    Đưa bà vào tận ngõ …ong nhà bà.

    (Ca dao)

    b. Điền tiếng chứa iu hoặc iêu vào chỗ trống.

    cái rìu, hạt tiêu, hạt điều


    Câu 5

    Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích.

    Từ ngữ chỉ sự vật

    Lời giải thích

     

    Món ăn gồm bánh phở và thịt, chan nước dùng.

     

    Vật dùng để đội đầu, che nắng mưa, thường làm bằng lá, có hình chóp

     

    Trang phục truyền thống của người Việt Nam

     

    Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu hấp chín, thường có hình con vật

     

    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ các lời giải thích và đoán tên sự vật tương ứng.

    Lời giải chi tiết:

    Từ ngữ chỉ sự vật

    Lời giải thích

    Phở

    Món ăn gồm bánh phở và thịt, chan nước dùng.

    Nón lá

    Vật dùng để đội đầu, che nắng mưa, thường làm bằng lá, có hình chóp

    Áo dài

    Trang phục truyền thống của người Việt Nam

    Tò he

    Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu hấp chín, thường có hình con vật


    Câu 6

    Điền các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5 vào chỗ trống.

    a. … là món quà sáng yêu thích của người Việt Nam.

    b. Các bạn nhỏ thích thú ngồi nặn …

    c. Ngày 20 – 11, các cô giáo trường em thường mặc …

    d. … là món quà khách du lịch thường mua khi đến Huế.

    Phương pháp giải:

    Em lựa chọn các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5 để điền vào chỗ trống thích hợp.

    Lời giải chi tiết:

    a. Phở là món quà sáng yêu thích của người Việt Nam.

    b. Các bạn nhỏ thích thú ngồi nặn tò he.

    c. Ngày 20 – 11, các cô giáo trường em thường mặc áo dài.

    d. Nón lá là món quà khách du lịch thường mua khi đến Huế.


    Câu 7

    Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo thành câu giới thiệu.

    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ các từ ngữ ở cột A và cột B để nối cho phù hợp.

    Lời giải chi tiết:


    Câu 8

    Viết một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở.

    Phương pháp giải:

    Em liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

    Lời giải chi tiết:

    - Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

    - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của nước ta.


    Câu 9

    Viết tên đồ vật dưới mỗi hình.

    Phương pháp giải:

    Em quan sát kĩ các bức tranh và viết tên đồ vật tương ứng.

    Lời giải chi tiết:


    Câu 10

    Viết 4 – 5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ.

    G:

    - Em muốn giới thiệu đồ vật gì?

    - Đồ vật đó có điểm gì nổi bật? (về hình dạng, màu sắc,…)

    - Đồ vật đó được dùng để làm gì?

    - Em có nhận xét gì về đồ vật đó hoặc người làm ra đồ vật đó?

    Phương pháp giải:

    Em lựa chọn một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

    Lời giải chi tiết:

    Chiếc tủ gỗ nhà em đã có từ lâu rồi. Chiếc tủ hình chữ nhật, to và có rất nhiều ngăn. Tủ được dùng để đựng quần áo, chăn màn,… Em rất thích chiếc tủ vì nó giống một cái hộp bí mật, chứa được nhiều đồ đạc và giúp nhà em thêm gọn gàng hơn.

     Xemloigiai.com

    Lớp 2 | Các môn học Lớp 2 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 2 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 2 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Tiếng Việt

    Ngữ Văn

    Đạo Đức

    Tiếng Anh

    Tự nhiên & Xã hội

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp