Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức

Những cách biểu đương hay khen thưởng đối với trẻ rất nhiều, trong đó có cách dùng phần thưởng bằng vật chất để động viên trẻ, trẻ sẽ vì muốn thỏa mãn niềm vui nhất thời mà tạm đồng ý theo yêu cầu của cha mẹ, nhưng lòng nhiệt tình ấy chẳng duy trì được bao lâu. Thực ra, cha mẹ áp dụng những chiêu thức khen ngợi thích hợp để giúp trẻ tiến bộ là rất phù hợp với nguyên tắc giáo dục, nhưng điểm mẫu chốt chính là phải khen thế nào thì mới khiến trẻ thực sự phát huy được ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của mình.
Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức

Hãy khen trẻ đúng lúc

Khi trẻ có những biểu hiện tốt hay có những hành động đạt được sự kì vọng của cha mẹ, phải ngay lập tức khen ngợi các bé. Bởi biết khen ngợi đúng lúc có lợi cho việc tạo cho trẻ những thói quen hành động tốt, với trẻ càng nhỏ thì càng nên như vậy.

Với trẻ còn nhỏ, mỗi lần khen ngợi, nên tặng thêm cho các bé một nụ hôn, hay có khi là một cái ôm, những cử chỉ thân mật như thế sẽ làm trẻ vô cùng vui sướng. Với những trẻ lớn hơn một chút, cùng với việc khen ngợi thì nên vỗ vai hay dùng biểu tượng ngón cái để động viên trẻ, thể hiện rằng người lớn đã chú ý đến những việc mà trẻ đã làm, thực sự là không tôi, như thế hiệu quả sẽ tốt hơn.

Nếu như quên không kịp khen ngợi trẻ thì cần nghĩ cách để bù đắp, hãy đưa trẻ đi chơi một lần hoặc làm những động tác khiến trẻ vui thích... Nếu không, thời gian trôi qua, trẻ sẽ chẳng còn ấn tượng gì với những lời khen của cha mẹ nữa, vì vậy mà cũng khó bồi dưỡng thêm cho trẻ những hành vi, cử chỉ tốt đẹp.

Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức

Khen con nhưng đừng khen quá mức

Cha mẹ nên nhớ kĩ, khen ngợi trẻ cũng cần phải có mức độ. Đồng thời phải chú ý, đôi khi khen cũng gây ra những hậu quả không tốt, cần chú ý một nguyên tắc quan trọng là: Tán dương trẻ phải xuất phát từ chính những nỗ lực và thành tích cụ thể chứ không được tùy ý động chạm tới phẩm chất cá nhân của trẻ.

Chẳng hạn, vào cuối tuần, một mình trẻ ở nhà dọn đẹp vệ sinh. Mẹ nhìn thấy đương nhiên rất vui mừng, nhưng phải nói với con rằng: “Mẹ thật không ngờ con mẹ lại tháo vát như vậy, hôm nay mẹ có thể nghỉ ngơi được rồi, cảm ơn con, con trai” Những câu đại loại như: “Con cừ quá” hay “Đúng là “cục cưng” của mẹ”... thường không mang lại hiệu quả bằng câu trên.

Tâm hồn bé nhỏ của trẻ luôn mong muốn những cử chỉ của mình được mọi người chú ý đến, mong muốn nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, tình yêu thương ấy chính là cơ sở để trẻ có những hành động tích cực, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc cha mẹ khen ngợi nhiều hay ít. Vì thế, người lớn cần chú ý: khen ngợi thi đừng quá phức tạp, cũng đừng khen con trước mặt người khác, tránh để trẻ trở nên tự mãn.

Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức

Hãy dành cho trẻ lời khen cụ thể

Lời khen càng cụ thể, rõ ràng thì trẻ càng để hiểu, quan trọng hơn là trẻ sẽ biết rõ rằng những hành động nào của mình là tốt đẹp và sẽ tích cực làm lại những hành động ấy.

Ví dụ, khi trẻ thức giấc và chủ động thu dọn giường chiếu, sau đó đánh răng rửa mặt, mẹ thấy vậy liền khen: “Con làm rất tốt!” Như vậy, trẻ sẽ không hiểu là mình đã làm tốt việc gì mà được mẹ khen hoặc có thể sẽ hiểu nhằm, vì thế người mẹ phải cho trẻ biết con mình đã làm gì để được khen ngợi như vậy, nên thay đổi một chút cách khen ngợi. Ví dụ như: “Con ngủ dậy mà biết đọn dẹp giường chiếu như vậy là rất tốt!” Nói như vậy, trẻ sẽ biết được vì sao mình được mẹ khen ngợi, trẻ sẽ tích cực tuân theo và phát huy hành động đó.

Khen con để động viên và khích lệ con nhưng đừng khen quá mức

Tùy tính cách của trẻ, hãy dành các lời khen các nhau

Khả năng và tính cách của mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì thể, nên dùng những cách khen ngợi khác nhau cho từng bé. Với những đứa trẻ nhút nhát, khả năng còn kém, thì chỉ cần các bé có một chút tiến bộ, cha mẹ cũng nên khen ngợi ngay, để giúp các bé tự tin hơn. Với những trẻ dễ tự mãn thì cách khen ngợi của cha mẹ cần có mức độ. Khi khen ngợi, tốt nhất là nên đồng thời giúp các bé định ra mục tiêu mới, không nên để trẻ tự kiêu. Một điểm cũng khá quan trọng, đó là phải giúp trẻ nhận ra những khuyết điểm và sai sót của mình.

Đương nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ ngoài việc khăng định và biểu đương trẻ, cũng phải biết khéo léo đưa ra những sai lầm và khuyết điểm của trẻ theo cách mà trẻ có thể chấp nhận được, như vậy mới giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Con yêu

Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Bố mẹ Việt dạy con theo kiểu Tây, có nên hay không?

Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ, nhập...
14/06/2021
Bố mẹ đừng áp đặt con cái, hãy để con được sống cuộc sống của mình

Bố mẹ đừng áp đặt con cái, hãy để con được sống cuộc sống của mình

Với những gia đình khá giả, bố mẹ thường áp đặt...
30/05/2021
Nếu nhà có con gái, mẹ tuyệt đối không dạy con những điều này

Nếu nhà có con gái, mẹ tuyệt đối không dạy con những điều này

Người mẹ là một người thầy, người bạn thân của...
20/09/2020
Giúp trẻ mở lòng bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng con

Giúp trẻ mở lòng bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng con

Nhiều phụ huynh lại có ý nghĩ con còn nhỏ...
26/04/2020
Giúp mẹ bỉm giải mã câu chuyện tại sao trẻ quấy khóc đòi bế

Giúp mẹ bỉm giải mã câu chuyện tại sao trẻ quấy khóc đòi bế

Khi trẻ khóc, có rất nhiều lí do. Nhiều nhất là...
14/08/2021

Cách giúp trẻ khắc phục tính hơn thua

Tính hơn thua là một đặc điểm tâm lý phổ biến ở...
30/10/2023
Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Thiên tài không phải bẩm sinh, đó là cả một quá trình giáo dục từ trong bụng mẹ

Tại sao giáo dục mầm non lại có thể đào tạo ra...
15/08/2021
Nghệ thuật giao tiếp giúp bố mẹ và con hiểu nhau nhiều hơn mỗi ngày

Nghệ thuật giao tiếp giúp bố mẹ và con hiểu nhau nhiều hơn mỗi ngày

Giao tiếp là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề....
27/11/2020
Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Không tập trung trong giờ học là hiện tượng bình...
11/07/2021
Bố mẹ thông minh sẽ biết cách giữ tính hiếu kì cho trẻ

Bố mẹ thông minh sẽ biết cách giữ tính hiếu kì cho trẻ

Xét từ góc độ nuôi dưỡng trẻ, một bộ quần áo bẩn...
20/05/2021
Phương pháp hiệu quả giúp trẻ phòng bệnh cẩn thị, nói không với kính

Phương pháp hiệu quả giúp trẻ phòng bệnh cẩn thị, nói không với kính

Khi đã bị cận thị, việc đeo kính hoặc dùng thuốc...
04/08/2021
Cách giúp con ít ghen tỵ với người khác có tâm hồn nhẹ nhàng, tươi đẹp

Cách giúp con ít ghen tỵ với người khác có tâm hồn nhẹ nhàng, tươi đẹp

Hay gây sự là biểu hiện dễ thấy của lòng đố kỵ....
21/09/2021
Cách giúp trẻ luôn "chén sạch" bát cơm của mình trong mỗi bữa ăn

Cách giúp trẻ luôn "chén sạch" bát cơm của mình trong mỗi bữa ăn

Trẻ bỏ thừa cơm sau mỗi bữa ăn là điều diễn ra...
09/11/2020
STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ cha. Vì thế mà mỗi...
27/04/2020